-‘๑’-.DIỄN ĐÀN A1-NL-TH- (2006-2009).-‘๑’-
-‘๑’- chào mừng bạn đến với diễn đàn của cựu học sinh lớp 12A1 NL-TH (06-09).-‘๑’-

Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé!
Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Forum!
Chúc anh bạn có 1 ngày vui vẻ ...
-‘๑’-_____ well come to back home______-‘๑’-
-‘๑’-.DIỄN ĐÀN A1-NL-TH- (2006-2009).-‘๑’-
-‘๑’- chào mừng bạn đến với diễn đàn của cựu học sinh lớp 12A1 NL-TH (06-09).-‘๑’-

Bạn hãy ủng hộ forum bằng cách đăng kí làm thành viên nhé!
Sau khi đăng kí, bạn hãy đăng nhập và tham gia post bài ngay! Mỗi bài viết của bạn là một đóng góp quý báu cho Forum!
Chúc anh bạn có 1 ngày vui vẻ ...
-‘๑’-_____ well come to back home______-‘๑’-
-‘๑’-.DIỄN ĐÀN A1-NL-TH- (2006-2009).-‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’-.DIỄN ĐÀN A1-NL-TH- (2006-2009).-‘๑’-

.................(¯`° †.-`·.¸.·´• Mái nhà của tình bạn •`·.¸† °´¯).................
 
Trang ChínhTrang Chính  a1.neta1.net  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Latest topics
» 4rum lớp mình mốc meo rồi :(
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Oct 17, 2012 7:55 am by vit_con_xau_xi_2411

» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Feb 29, 2012 11:59 am by tuquynh

» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Feb 29, 2012 11:39 am by tuquynh

» một cách lên đời mới
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeSat Dec 24, 2011 8:57 am by ngoc_son_

»  lau lam cha thay ai len 4rum
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Oct 05, 2011 12:10 pm by vit_con_xau_xi_2411

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Oct 05, 2011 6:36 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Oct 05, 2011 6:28 am by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed Aug 31, 2011 11:51 am by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed May 25, 2011 11:27 am by tuquynh

» Khai giảng lớp luyện thi N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeWed May 25, 2011 11:25 am by tuquynh

» Mời mọi người tham gia topic !
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeMon May 23, 2011 8:57 pm by mercury

» lai mot ngay nha giao nua lai den.toi lai khong ve
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeMon May 23, 2011 8:52 pm by mercury

» TỔNG KHAI GIẢNG CÁC LỚP NHẬT NGỮ TẠI TOP GLOBIS
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeMon May 23, 2011 8:41 pm by mercury

» a1 toàn 1 lũ vô hợp
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeFri Mar 04, 2011 10:05 am by ha)ng_xjnh_gaj_a1

» truyen hay doc di
10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeFri Mar 04, 2011 9:47 am by ha)ng_xjnh_gaj_a1

Liên Hệ
Nguyễn Văn Duy Bùi Trung Dũng Bùi Thị Hằng (P1) Nguyễn Tiến Dũng Nguyễn Thị Thủy Lê Thanh Vân Ngô Văn Minh Nguyễn Thị Trang Mai Thị Thu Hà Lương Hoàng Trung Trịnh Tuấn Nam Hoàng Bảo Ngọc Trịnh Đức Chung
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 10 điều cần nhớ khi làm đề toán

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
hoangluongtrung3112
hạ sĩ
hạ sĩ
hoangluongtrung3112


Tổng số bài gửi : 25
Join date : 21/04/2009
Age : 32
Đến từ : thanh hoa

10 điều cần nhớ khi làm đề toán Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 điều cần nhớ khi làm đề toán   10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeMon May 04, 2009 5:42 pm

Theo kinh nghiệm của một số thầy giáo chấm thi đại học, rất nhiều thí sinh bị mất điểm ở những câu dễ vì lỗi trình bày.
1. Định hướng đề:

Khi được phát đề thi, thí sinh nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để phân loại các câu hỏi. Phải xác định được những bài nào dễ, bài nào khó. Thông thường từ câu 1 cho đến câu 4 là những câu dành cho học sinh đại trà, câu số 5 (câu cuối cùng) thường là câu nâng cao. Thí sinh nên dùng bút phân loại ra mức độ khó dễ của từng bài. Khi làm bài phải làm từ những bài dễ nhất đến khó nhất. Như vậy thí sinh sẽ nắm chắc điểm của những bài đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn. Tạo được sự thoải mái, có cảm giác "sẽ làm được" trong phòng thi là một yếu tố rất quan trọng để giúp thí sinh hoàn thành tốt nhất bài thi. Thí sinh phải luôn tâm niệm "Mình đang đi thi chứ không phải đang làm bài tập trên lớp" do đó làm được bài nào phải chắc điểm bài đó. Không nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm mất thời gian của những bài khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ vì một (hoặc hai điểm) của bài toán đó mà mất tám chín điểm ở những bài khác.

2. Không làm tắt:
Nhiều học sinh khá, giỏi thường mất điểm ở những bài toán dễ chỉ vì tính tài tử. Khi giải các bài toán, thí sinh nên viết tất cả những bước cơ bản để thực hiện bài toán đó trong bài làm. Vì khi chấm, cán bộ sẽ theo ba-rem có sẵn để chấm. Nếu thí sinh bỏ qua một vài phép toán, nhiều khi sẽ không được chấm mức điểm tối đa cho bài đó mặc dù kết quả cuối cùng chính xác.
3. Nhận dạng bài tập:

Khi đứng trước một bài toán cụ thể, thí sinh cần phân biệt chính xác thuộc dạng toán nào. Các bài tập trong đề thi tuyển sinh ĐH thường được ra theo các dạng bài tập cơ bản đã có trong sách giáo khoa (chúng tôi đã nói kỹ trong bài trước) tuy nhiên có thể hình thức câu hỏi sẽ khác. Ví dụ: Trong SGK thường có dạng bài tập là tìm nghiệm của một hệ phương trình nào đó. Nhưng trong đề thi có thể lại được ra là tìm điều kiện để một số hệ phương trình có chung một nghiệm. Thực ra hai bài toán này đều có cách giải như nhau. 4. Không nên làm trước vào giấy nháp:
Giấy nháp là công cụ để hỗ trợ tính toán. Vì vậy, với những bài toán mà thí sinh đã định hướng được cách giải thì không nên giải hoàn toàn trên giấy nháp rồi mới viết vào giấy thi. Làm như vậy vừa mất thời gian vừa dễ sai sót. Bởi vì khi giải trực tiếp bài toán là "viết ra những gì ở trong đầu" thí sinh rất chủ động. Còn khi chép lại (kể cả chép những gì mình vừa viết) thí sinh lại trở thành thụ động vì vậy rất dễ viết nhầm, bỏ sót. Do đó, chỉ sử dụng giấy nháp ở những phần cần tính toán.

5. Có thể làm "nhảy cóc":

Thông thường trong một câu hỏi thường có nhiều câu hỏi nhỏ. Ví dụ câu 3 có câu 3a, 3b, 3c. Đối với những câu hỏi kiểu này thì phần lớn những kết quả của bài trước sẽ trở thành điều kiện cho bài sau. Tuy nhiên nếu không làm được bài trước thí sinh có thể thừa nhận kết quả của bài trước để làm bài sau. Như vậy, thí sinh vẫn được tính điểm cho những câu làm được. Khi bị "tắc" ngay từ bài đầu tiên thì không nên "bỏ qua" luôn mà phải xem kỹ những câu tiếp theo có làm được không.

6. Cẩn trọng với lời giải:

Giải một bài toán không chỉ là các con số và kết quả tính toán mà lời giải cũng có ý nghĩa quan trọng. Lời giải không chỉ là liên kết giữa các phép toán mà còn chứng tỏ tư duy của người làm bài đó có chính xác, có thật sự hiểu bài toán hay không. Do vậy, lời giải cần phải viết cô đọng rành mạch nhưng không cộc lốc. Những bài thi có lời giải như vậy sẽ nhận được "cảm tình" của người chấm.



7. Cẩn thận khi biến đổi hệ phương trình:

Thí sinh luôn gặp phải hệ phương trình và bất phương trình trong các bài thi. Khi biến đổi một hệ, thí sinh phải đặc biệt chú ý không nên biến đổi cả một hệ mà phải biến đổi lần lượt theo các phương trình, sau đó mới tổng hợp lại cho kết quả của hệ. Làm như vậy sẽ có hai điều lợi: Thứ nhất bản thân thí sinh sẽ dễ dàng kiểm soát được các bước thực hiện bài toán, không bị nhầm lẫn. Thứ hai người chấm cũng hiểu được các bước thực hiện của thí sinh và đúng ba-rem điểm.
8. Làm được đến đâu viết đến đó:

Với những bài khó, nếu chỉ làm được một phần mà chưa làm được trọn vẹn thì thí sinh cũng nên viết vào bài làm. Vì những phần đã làm được nếu đúng theo ba-rem chấm thì vẫn được điểm.
[
b]9. Không nên nộp bài khi chưa hết giờ: [/b]

Nếu làm xong bài sớm thí sinh cũng không nên nộp bài mà phải kiểm tra lại. Rất nhiều thí sinh khi về nhà kiểm tra lại mới phát hiện được những chỗ làm sai. Khi làm một lúc rất nhiều bài toán thì rất dễ mắc sai sót. Trước hết phải làm thử lại các phép tính. Thứ hai là kiểm tra lỗi về ngữ pháp, diễn đạt. Nếu còn nhiều thời gian thí sinh có thể viết lại một bài thi khác thật rõ ràng, rành mạch.
10. Cuối bài phải kết luận:

Cuối mỗi bài toán nên có một phần kết luận. Có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay chưa. Theo các giáo viên có kinh nghiệm chấm bài thi ĐH, thì bỏ phần kết luận là một trong những lỗi khá phổ biến của các thí sinh.
[u]
Về Đầu Trang Go down
Cau2_Pr0
Đại tá
Đại tá
Cau2_Pr0


Tổng số bài gửi : 805
Join date : 16/04/2009
Age : 33
Đến từ : nlth

10 điều cần nhớ khi làm đề toán Empty
Bài gửiTiêu đề: 0404004   10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeMon May 04, 2009 5:54 pm

Rất hay và rất bổ ích !!!!!!!!
Về Đầu Trang Go down
sad memory 1208
Thiếu úy
Thiếu úy
sad memory 1208


Tổng số bài gửi : 187
Join date : 26/04/2009
Age : 32
Đến từ : 12A1-FAMILY

10 điều cần nhớ khi làm đề toán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 điều cần nhớ khi làm đề toán   10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitimeTue May 05, 2009 7:19 pm

chinh xac.................ma mi post o mo rua.................tao thay quen quen...............rang k tu viet kinh nghiem cua mi cho anh em biet vs........ju lam j? :roll:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





10 điều cần nhớ khi làm đề toán Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 10 điều cần nhớ khi làm đề toán   10 điều cần nhớ khi làm đề toán I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
10 điều cần nhớ khi làm đề toán
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LIỆU BẠN CÓ TIN NHỮNG ĐIỀU NÀY KHÔNG ????????????????
» Đáp án Toán này Bà Con !
» a1 toàn 1 lũ vô hợp
» thơ tình toán học
» Đáp án Toán khối A

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’-.DIỄN ĐÀN A1-NL-TH- (2006-2009).-‘๑’- :: kho báu :: .:CHIA SẼ KINH NGHIỆM HỌC TẬP:.-
Chuyển đến